Nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc khi sử dụng bếp từ

 Dù được thiết kế với những linh kiện chất lượng, có độ bền cao hơn so với các thiết bị khác thì trong quá trình sử dụng  bếp từ bạn vẫn có thể gặp phải các sự cố hư hỏng nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân dễ đến tình trạng hỏng hóc khi sử dụng bếp.

1. Không sử dụng bếp từ thường xuyên

Độ ẩm trong không khí có thể ảnh hưởng đến linh kiện bên trong bếp điện từ, làm giảm hiệu năng của bếp từ, gây tốn điện và nghiêm trọng hơn là hư hỏng linh kiện. Việc không sử dụng bếp từ thường xuyên chính là nguyên nhân chính khiến cho bếp từ bị độ ẩm xâm nhập và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp.



2. Cho bếp hoạt động với công suất cao trong thời gian liên tục.

Mặc dù bếp từ có bề mặt kính cách điện và chịu nhiệt ở nhiệt độ cao, tuy nhiên, bạn lưu ý không nên nấu bếp ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian quá lâu. Bởi nguồn điện cung cấp nhiệt năng cho bếp sẽ bị quá tải. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục sẽ dẫn tới nứt mặt bếp, đồng thời tuổi thọ của bếp cũng vì thế mà giảm theo.

3. Rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng

Nguyên nhân gây hỏng hóc cho bếp từ lớn nhất mà không được lưu ý chính là rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng. Tất cả các dòng bếp điện từ đều được trang bị quạt tản nhiệt để giữ độ an toàn và bảo quản độ bền của các linh kiện khi bếp từ hoạt động và cả sau khi bếp từ đã được tắt, tuy nhiên nếu người dùng có thói quen rút nguồn điện bếp thì bếp từ sẽ mau chóng bị giảm tuổi thọ.

Việc chiếm dụng không gian mặt bếp để đựng đồ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của bếp mà rất nhiều người mắc phải.

4. Sử dụng vật dụng nấu nướng không phù hợp.

Những vật dụng nấu nướng cũng cần được lựa chọn kĩ lưỡng để giúp bếp từ hoạt động với hiệu năng cao nhất đồng thời lại hoạt động ổn định, bền bỉ và tránh được những tác động tiêu cực đến linh kiện của bếp. Nên tránh các loại nồi nhôm vì truyền nhiệt và nóng lên quá nhanh, có thể tác động nhiệt ngược trở lại mâm nhiệt và gây hư hỏng cho linh kiện bên trong của bếp.

Các dụng cụ nấu bếp khác như muôi thìa cũng nên là vật dụng không truyền nhiệt như chất liệu gỗ, silicon để vừa giữ an toàn, độ bền của nồi xoong lại không tản nhiệt khi đun nấu.

5. Bếp điện từ không được vệ sinh sạch sẽ.

Việc vệ sinh bếp từ hằng ngày tưởng chừng là việc nhỏ tuy nhiên cũng hoàn toàn có tác dụng giúp bếp từ bền bỉ và hoạt động tốt hơn. Các vết nước hay dầu mỡ vương trên mặt bếp cần được lau sạch ngay sau khi nấu bếp để đảm bảo chất liệu bề mặt kính luôn có được tính năng chịu sốc nhiệt, tản nhiệt.. tốt nhất và tránh được những vấn đề có thể xảy ra khi đun nấu với công suất cao trong nhiều giờ.

Chúc các bạn sẽ có những khoảnh khắc thật đẹp, hạnh phúc và đầm ấm trong chính không gian bếp của gia đình mình.

Xem thêm: Những điều cơ bản cần lưu ý khi thiết kế không gian nhà bếp

--------------------------------------

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CS VIỆT NAM

Địa chỉ:Căn số 30 TT6.1 Khu đô thị Ao Sào, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng mai, Hà nội

Hotline: 0922 868 768

Facebook: facebook.com/Bep.Tu.Cs.Tech

Email: info@cstechgroup.com

Website: www.cstechgroup.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thiết bị mà nhà bếp hiện đại cần có

Lợi và hại ít người biết về nồi chiên không dầu

8 mẹo giúp chiên món ăn đảm bảo không bị bắn dầu