Lắp đặt máy hút mùi cho ngôi nhà của bạn

 Hiện nay hầu hết các khu vực bếp và nấu nướng đều được xây dựng khép kín trong nhà, cho nên trong quá trình nấu nướng sẽ xuất hiện mùi thức ăn và khói, chúng sẽ tạo mùi khó chịu trong không khí đồng thời sẽ ám mùi vào đồ dùng và quần áo. Vì vậy, máy hút mùi đã ra đời là giải pháp tối ưu cho tình trạng trên, chúng không chỉ có chức năng hút mùi lọc sạch không khí mà còn giúp tạo thêm phong cách thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

1. Chức năng máy hút mùi

Máy hút mùi được ra đời đầu tiên với mục đích chính là hút mùi thức ăn được tạo ra trong suốt quá trình nấu nướng. Càng về sau máy hút mùi càng được nâng cấp với nhiều chức năng khác như hút khói lọc sạch không khí, đặc biệt là với những gia đình sử dụng bếp gas để nấu nướng, vì trong quá trình sử dụng khí gas sẽ sản sinh là các khí độc hại với cơ thể con người như CO, CO2 nhất là khi nấu nướng bằng khí gas trong không gian chật hẹp. Vì vậy việc lắp đặt máy hút mùi cho ngôi nhà càng trở nên cấp thiết hơn

Tuy nhiên, những máy hút mùi thông dụng tầm trung hiện nay không có hệ thống lọc không khí hoàn hảo, mà chức năng chính của nó là hút mùi và các loại khí độc quanh khu vực nấu nước sau đó được dẫn thải ra môi trường không khí bên ngoài nhà bếp.

Còn với những loại máy cao cấp thì công suất hút mùi và lọc không khí cũng sẽ tốt hơn so với máy tầm trung, ngoài ra chúng còn thêm nhiều chức năng khác như cảm biến hoạt động tự động (tự động điều chỉnh công suất hoạt động), chức năng hẹn giờ, chức năng cảnh báo phin lọc mỡ cần làm sạch.



2. Phân loại máy hút mùi

Dù được xếp vào loại nào thì một máy hút mùi cũng sẽ phải bao gồm tám bộ phận cơ bản: động cơ, lưới lọc mỡ, than hoạt tính, thân máy và toa, kính gom, phễu hút, bảng điều khiển và cuối cùng là bóng đèn.

Máy hút mùi cổ điển (Classical Hood): Đây là dòng máy hút mùi đầu tiên xuất hiện, cho nên chúng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhất. Dòng máy hút mùi này có các tính năng cơ bản của máy hút mùi là lọc mùi bằng than cacbon hoạt tính và sẽ phải thay lớp than hoạt tính này sau một thời gian sử dung. Còn nếu không lọc mùi mà hút rồi đẩy mùi ra môi trường bên ngoài thì không cần phải thay lớp than hoạt tính.

Máy hút mùi âm tủ (Built Hood): Máy hút âm tủ có ưu thế là giúp tiết kiệm không gia do chúng được thiết kế lắp đặt nằm trong tủ bếp. Một số loại máy thuộc dòng máy âm tủ như: Máy hút mùi dạng cánh mở, máy hút mùi kéo ra – vào, kéo lên – xuống, máy nằm hoàn toàn trong tủ.

Máy hút mùi gắn tường (Chimney Hood): Đây là loại máy hút mùi cao cấp hơn so với loại máy cổ điển, chúng được lắp đặt gắn trực tiếp lên tường. Loại máy này hoạt động dựa trên cơ chế hút - đẩy mùi tròng không gian nấu nướng, rồi thải ra ngoài môi trường theo đường ống dẫn. Máy hút mùi gắn tường được chia nhỏ theo hình dáng của máy như: Máy hút mùi kính cong, kính phẳng, máy hình nón, hình vát, hình chữ T, chữ L…

Máy hút mùi đảo (Island Hood): Khác với các loại máy trên, máy hút mùi đảo đứng độc lập và hoạt động không cần phải phụ thuộc vào tủ bếp hay tường.

Máy hút mùi áp trần (Ceiling Hood): Loại máy hút mùi này được sử dụng nhiều trong các nhà hàng và được lắp đặt ở vị trí áp sát trần nhà. Thông thường loại máy này sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành 1 hệ thống hút khí từ các bếp nướng rồi thải khí vào hệ thống khí thải chung của các tòa nhà, trung tâm thương mại.

3. Ưu – nhược điểm của máy hút mùi

3.1. Máy hút mùi cổ điển

Ưu điểm:

+ Kích thước trung bình, thích hợp cho những bếp có diện tích vừa và nhỏ.

+ Dễ dàng tháo lắp, lau chùi vệ sinh.

+ Giá thành trung bình thấp, phù hợp với hầu hết với các hộ gia đinh.

Nhược điểm:

+ Công suất hút mùi tương đối thấp và chức năng lọc không khí không cao (thông thường phải thay lớp than cacbon sau 1 khoảng thời gian sử dụng.

+ Không hoạt động liên tục được trong một thời gian dài.

3.2. Máy hút mùi âm tủ

Ưu điểm:

+ Có thiết kế mỏng có thể lắp hoàn toàn vào trong tủ nên giúp tiết kiệm được tối đa không gian bếp

+ Có nhiều hình thức máy đa dạng, có tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm:

+ Công suất hút mùi tương đối thấp, phù hợp với bếp nhỏ và vừa .

+ Vệ sinh máy tương đối phức tạp

+ Sau 1 thời gian sử dụng thì dầu mỡ và hơi nước bám vào đường ray lâu ngày sẽ bị gỉ và kẹt dẫn đến việc rất khó trong việc kéo máy ra/ vào.

3.3. Máy hút mùi gắn tường

Ưu điểm

+ Có công suất hút mùi lớn, hút được mùi ở khoảng cách xa nên phù hợp với bếp có không gian rộng.

+ Độ ồn thấp ( thường <45db).

+ Tính thẩm mỹ cao, có nhiều kiểu dáng phù hợp với nhiều không gian bếp khác nhau.

Nhược điểm:

+ Những loại máy gắn tường kính cong có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích không gian trong bếp.

+ Một số loại máy không có chức năng khủ mùi qua lớp than hoạt tính.

+ Giá tương ối cao so với 2 loại máy trên.

3.4. Máy hút mùi đảo

Ưu điểm:

+ Công suất hút mùi lớn (có thể đạt công suất 1500 m3 / h).

+ Dễ dàng vệ sinh máy vì máy không lắp trên tường hay tủ.

+ Thiết kế sang trọng, thẩm mỹ cao.

Nhược điểm:

+ Thuộc loại máy cao cấp nên có giá thành cao.

3.5. Máy hút mùi áp trần

Ưu điểm:

+ Vị trí lắp đặt áp trần nên có thể tiết kiệm không gian cần sử dụng

Nhược điểm:

+ Cơ chế hoạt động khá giống với quạt thông gió và vị trí đặt khá cao nên khả năng hút và khử mùi thật sự chưa hiệu quả.

  + Chỉ thích hợp sử dụng trong nhà hàng

Có nên mua bếp từ Inverter hay không?

Những sự thật mà ít người biết về máy hút mùi cổ điển

--------------------------

Youtube: www.youtube.com/channel/UClxvTiqQ4HHGI95ZPtjEnbw/

Tumblr: www.tumblr.com/blog/cstechvietnam

Pinterest: www.pinterest.com/cstechvietnam


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thiết bị mà nhà bếp hiện đại cần có

Lợi và hại ít người biết về nồi chiên không dầu

8 mẹo giúp chiên món ăn đảm bảo không bị bắn dầu